1.
Ông Osho có một lý thuyết chu kỳ 7 năm về tâm tính con người. Ông nói rằng: 21 tuổi ai cũng là kẻ nổi loạn, cũng là nhà cách mạng; 28 tuổi, mọi kẻ nổi loạn đều trở nên ôn hòa; đến năm 35 tuổi, những người cách mạng nhất rồi cũng trở thành phản cách mạng.
Tôi thấy lý thuyết của Osho khá đúng với mình, qua tuổi 28, tôi không còn hứng thú nhiều với những ý niệm về Cách mạng.
Nhưng đến Saint Petersburg, tôi vẫn đi tìm, vẫn lần theo những dấu vết của Cách mạng. Thành phố chỉ có lịch sử hơn 300 năm tuổi này lại là thành phố nổi tiếng ở châu Âu bởi những cuộc Cách mạng. Ít nhất đã có 3 cuộc Cách mạng, chính xác hơn là 4 nếu kể cả cuộc khởi nghĩa nổi tiếng vào tháng Chạp năm 1825.
Xe dẫn chúng tôi xuôi theo đại lộ vào trung tâm thành phố bên bờ dòng sông Neva. Dòng sông đẹp, thơ mộng và phẳng lặng quá, có ai ngờ, sóng cách mạng nhiều năm đã nổi ở hai bờ.
2.
2.
Tượng đài Piốt Đại Đế cưỡi con ngựa tung vó hùng tráng nằm giữa Quảng trường nhìn thẳng ra sông Neva. Chính tại Quảng trường Thượng nghị viện này đây, vào năm 1825, những trí thức và quý tộc tiến bộ nhất đã làm cuộc khởi nghĩa đòi dân chủ dưới chế độ của Nga hoàng Nicolas I. Cuộc khởi nghĩa tất nhiên bị Nga hoàng đàn áp và những người cấp tiến chủ mưu đã bị treo cổ, số còn lại bị đày ra Siberia.
Rất nhiều trong số những khởi nghĩa là bạn bè của nhà thơ Pushkin, những vần thơ tự do của nhà thơ đã được lưu truyền trước đó đã góp phần tạo cảm hứng cho khởi nghĩa.
Gió, gió đâu, cuộn ao tù thành thác,
Rất nhiều trong số những khởi nghĩa là bạn bè của nhà thơ Pushkin, những vần thơ tự do của nhà thơ đã được lưu truyền trước đó đã góp phần tạo cảm hứng cho khởi nghĩa.
Gió, gió đâu, cuộn ao tù thành thác,
Phá tan tành đập chắn âm u!
Giông tố đâu - hình ảnh của tự do,
Hãy phả lên mặt nước tù u uất!
Bản thân Puskin thời điểm đó không có mặt ở Saint Petersburg, ông đang bị đi đày do những vần thơ tự do. Năm 1826, khi được cho phép trở về thành phố, Pushkin đã vào yết kiến Nga hoàng. Nicolas I hỏi Pushkin rằng liệu nếu năm 1925 có mặt ở đây thì ông có tham gia vào nhóm làm phản không.
Nhà thơ kiêu hãnh đáp:
- Nhất định là có, thưa bệ hạ! Tất cả bạn bè của hạ thần đều can dự vào mưu mô này cho nên chắc hạ thần không thể không tham gia được.
Nhà thơ sau đó bị quản thúc tiếp và nước Nga hậu khởi nghĩa bước vào một giai đoạn suy sụp, Nicolas I đã ban hành những chính sách bảo thủ và áp đặt trật tự quân đội khắp nơi.
Nhà thơ sau đó bị quản thúc tiếp và nước Nga hậu khởi nghĩa bước vào một giai đoạn suy sụp, Nicolas I đã ban hành những chính sách bảo thủ và áp đặt trật tự quân đội khắp nơi.
3.
Xe đưa chúng tôi đi qua cung điện Mùa đông bên bờ Neva, nơi giờ đây là bảo tàng Ermitage. Cung điện xa hoa lộng lẫy này đã chứng kiến trọn vẹn những cuộc Cách mạng sau này trên đất Nga.
Xe đưa chúng tôi đi qua cung điện Mùa đông bên bờ Neva, nơi giờ đây là bảo tàng Ermitage. Cung điện xa hoa lộng lẫy này đã chứng kiến trọn vẹn những cuộc Cách mạng sau này trên đất Nga.
Vào ngày chủ nhật lịch sử, 9-1-1905, 140 ngàn người đã biểu tình qua Cung điện này để dâng Nga hoàng bản thỉnh nguyện. Nga hoàng ở đâu không biết, chỉ thấy kỵ binh, cảnh binh xả súng bắn vào đoàn biểu tình. Ngày Chủ nhật đẫm máu kết thúc với 1000 người chết và 5000 người bị thương.
Cuộc Cách mạng bi thảm ấy sau này được ghi vào lịch sử với cái tên Cách mạng 1905.
Nước Nga phải chờ đợi thêm 12 mùa tuyết rơi nữa mới có một cuộc Cách mạng thứ hai. Ngày 23-2-1917, khi thời tiết xuống tới âm 43 độ, 200.000 người đã xuống đường biểu tình dọc theo bờ Neva dày đặc tuyết để đòi dân chủ, tự do, cơm ăn áo mặc. 1300 người ngã xuống để có được một Chính phủ lâm thời gồm đại diện của nhiều đảng phái thuộc tất cả các phe ở Nga: quý tộc, tư sản, vô sản…
Gần 100 năm sau, những câu thơ của Pushkin mới linh ứng:
Hỡi đồng chí hãy vững lòng tin tưởng:
Cuộc Cách mạng bi thảm ấy sau này được ghi vào lịch sử với cái tên Cách mạng 1905.
Nước Nga phải chờ đợi thêm 12 mùa tuyết rơi nữa mới có một cuộc Cách mạng thứ hai. Ngày 23-2-1917, khi thời tiết xuống tới âm 43 độ, 200.000 người đã xuống đường biểu tình dọc theo bờ Neva dày đặc tuyết để đòi dân chủ, tự do, cơm ăn áo mặc. 1300 người ngã xuống để có được một Chính phủ lâm thời gồm đại diện của nhiều đảng phái thuộc tất cả các phe ở Nga: quý tộc, tư sản, vô sản…
Gần 100 năm sau, những câu thơ của Pushkin mới linh ứng:
Hỡi đồng chí hãy vững lòng tin tưởng:
Sao hạnh phúc nguy nga rồi hiện sáng,
Cả nước Nga sẽ bừng tỉnh cơn mê,
Ngày mai đây hậu thế viết tên ta
Trên đống vụn của chính quyền độc đoán.
Đêm đó, Nga hoàng Nicolas II từ ngôi chấm dứt 300 ngự trị của dòng họ Romanov, trước đó, ít người nghĩ rằng đế chế quyền lực, xa hoa ấy lại có thể sụp đổ nhanh chóng đến vậy chỉ sau 100 giờ biểu tình.
4.
Những hạt tuyết đầu mùa bắt đầu rơi trên khắp thành phố Saint Petersburg. Mưa và tuyết khiến chúng tôi chỉ có thể đi qua chứ không dừng lại chụp ảnh được ở những di tích quan trọng. Người dẫn đoàn chỉ cho chúng tôi từ phía xa nhà ga tầu hỏa nơi Lenin đã xuống vào tháng 4 năm 1917 sau một thời gian dài lưu vong ở nước ngoài.
Nếu Lenin không về nước thời gian ấy, có lẽ, cuộc Cách mạng tháng 10 đã không xảy ra và lịch sử đã đi theo một hướng khác.
Đêm đó, Nga hoàng Nicolas II từ ngôi chấm dứt 300 ngự trị của dòng họ Romanov, trước đó, ít người nghĩ rằng đế chế quyền lực, xa hoa ấy lại có thể sụp đổ nhanh chóng đến vậy chỉ sau 100 giờ biểu tình.
4.
Những hạt tuyết đầu mùa bắt đầu rơi trên khắp thành phố Saint Petersburg. Mưa và tuyết khiến chúng tôi chỉ có thể đi qua chứ không dừng lại chụp ảnh được ở những di tích quan trọng. Người dẫn đoàn chỉ cho chúng tôi từ phía xa nhà ga tầu hỏa nơi Lenin đã xuống vào tháng 4 năm 1917 sau một thời gian dài lưu vong ở nước ngoài.
Nếu Lenin không về nước thời gian ấy, có lẽ, cuộc Cách mạng tháng 10 đã không xảy ra và lịch sử đã đi theo một hướng khác.
Từ bên này bờ Neva, phía Cung điện Mùa đông, tôi đã nhìn thấy đỉnh nhọn nhô lên của Pháo đài Peter-Pavel lịch sử ở bờ kia, công trình đầu tiên của thành phố Saint Petersburg. Nơi đây là nơi cất giữ vũ khí khổng lồ của Chính phủ lâm thời. Vào đêm trước Cách mạng, Trotsky đã một mình đến Pháo đài để thuyết phục binh lính giữ đồn đứng về phe vô sản. Không tốn một viên đạn và mất một giọt máu, Trotsky đã thành công. Nếu không, lịch sử có khi đã khác.
Nhưng lịch sử không có chữ nếu, Cách mạng đã xảy ra vào đêm 25-10-1917 theo lịch Nga cũ.
Xe lại đi qua chiến hạm Rạng đông, con tàu này khá hoành tráng đúng như trí tưởng tượng của tôi. Mưa tuyết nhưng chúng tôi cũng kịp nhẩy ra khỏi xe để chụp ảnh tàu. Vào đêm Cách mạng, Chiến hạm đã bắn những phát đại bác cảnh cáo để giai cấp vô sản tiến vào chiếm Cung điện Mùa đông nơi những thành viên nội các Kerensky đang trú ngụ.
Nhưng lịch sử không có chữ nếu, Cách mạng đã xảy ra vào đêm 25-10-1917 theo lịch Nga cũ.
Xe lại đi qua chiến hạm Rạng đông, con tàu này khá hoành tráng đúng như trí tưởng tượng của tôi. Mưa tuyết nhưng chúng tôi cũng kịp nhẩy ra khỏi xe để chụp ảnh tàu. Vào đêm Cách mạng, Chiến hạm đã bắn những phát đại bác cảnh cáo để giai cấp vô sản tiến vào chiếm Cung điện Mùa đông nơi những thành viên nội các Kerensky đang trú ngụ.
Kỳ lạ thay, một cuộc cách mạng vô sản đã diễn ra sau một cuộc cách mạng tư sản chỉ có 8 tháng, diễn ra ngay ở mắt xích yếu nhất của CNTB. Thế nên phương Tây gọi cuộc Cách mạng ấy là “quái thai của lịch sử”. Giảng viên lịch sử dậy ở Nga đi cùng đoàn nói với chúng tôi rằng, giờ đây, sách lịch sử Nga cho rằng cuộc cách mạng ấy đơn thuần là “một cuộc đảo chính”.
Đúng 100 năm trước cuộc Cách mạng ấy, Pushkin viết bài thơ “Gửi các đồng chí”, nhà thơ mong muốn:
Phanh áo ghi-lê mà không kinh hoảng
Đúng 100 năm trước cuộc Cách mạng ấy, Pushkin viết bài thơ “Gửi các đồng chí”, nhà thơ mong muốn:
Phanh áo ghi-lê mà không kinh hoảng
Những tai ương khủng khiếp ụp lên đầu.
Mong muốn vẫn chưa thành hiện thực, quá nhiều Cách mạng nhưng những tai ương khủng khiếp nhất vẫn đang chờ để ụp lên đầu nước Nga.
5.
Cuộc Cách mạng năm 1825 kết thúc bằng các giá treo cổ thít vào những người cách mạng và cả nước Nga. Cuộc cách mạng 1905 kết thúc bằng quảng trường ngập máu. Cuộc cách mạng tháng 2-1917 chỉ tồn tại được vẻn vẹn 8 tháng tuổi còn cuộc cách mạng tháng 10 chưa tạo được thành quả nào đáng kể thì đã xuất hiện một “Sa hoàng mới”: Stalin.
Mong muốn vẫn chưa thành hiện thực, quá nhiều Cách mạng nhưng những tai ương khủng khiếp nhất vẫn đang chờ để ụp lên đầu nước Nga.
5.
Cuộc Cách mạng năm 1825 kết thúc bằng các giá treo cổ thít vào những người cách mạng và cả nước Nga. Cuộc cách mạng 1905 kết thúc bằng quảng trường ngập máu. Cuộc cách mạng tháng 2-1917 chỉ tồn tại được vẻn vẹn 8 tháng tuổi còn cuộc cách mạng tháng 10 chưa tạo được thành quả nào đáng kể thì đã xuất hiện một “Sa hoàng mới”: Stalin.
Lịch sử cách mạng Nga dường như chỉ thay thế chế độ chuyên chế này bằng chế độ chuyên chế khác. Pushkin chắc cay đắng lắm, bức xúc lắm với đồng bào khi viết bài thơ “Người gieo giống tự do trên đồng vắng”
Là người gieo giống tự do trên đồng vắng
Tôi ra đi từ sáng sớm tinh mơ
Bàn tay tôi trong trẻo ngây thơ
Gieo mầm sống trên luống cày nô dịch
Nhưng tôi chỉ phí thời gian vô ích
Cả tư tưởng và việc làm thiện chí của tôi
Nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi!
Nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi!
Tiếng vinh dự không thể làm tỉnh giấc
Tự do đâu cho một bầy súc vật?
Chúng chỉ cần cắt xẻo, cạo lông
Đời nối đời, di sản chúng nó chung
Là ách nặng đeo chuông và roi vọt
Không bao giờ có một cuộc cách mạng thành công thật sự nếu những công dân trong xã hội không có ý thức tự do và tự xây dựng những thiết chế hợp lý để bảo vệ tự do. Mặt trời của thi ca Nga đã gọi những đồng bào mình là một “bầy súc vật” không hiểu gì về tự do, thế mà ông vẫn được dựng tượng đài ở khắp nơi. Nhưng tinh thần tự do Pushkin chỉ tồn tại trong địa hạt tư tưởng, nước Nga hiện thực gần 200 năm sau khi ông mất vẫn chưa hoàn toàn “bừng tỉnh cơn mê”.
6.
Năm 21 tuổi, tôi đặc biệt say mê Cách mạng Pháp, tôi thuộc lòng những đoạn nói về cuộc Cách mạng ấy trong cuốn Những người khốn khổ của Huygo. “Muốn hiểu cách mạng là gì, hãy gọi nó là tiến bộ, muốn hiểu tiến bộ là gì, hãy gọi nó là tương lai, vậy thực chất cách mạng là gì, là quần chúng đi mua tương lai, mua bằng gì, mua bằng máu.”
Năm 28 tuổi, tôi thích một câu khác, không nhớ rõ đọc ở đâu: “Cách mạng được hoài thai bởi những thiên tài, thực hiện bởi những kẻ cuồng tín còn thành quả của nó thì bị những kẻ cơ hội lợi dụng.”
Ở Saint Petersburg, tôi lại thấy một lần nữa và rõ ràng hơn sự vô nghĩa của những cuộc Cách mạng lật đổ đã diễn ra trên đất Nga. Những cuộc Cách mạng chỉ tìm cách đạp đổ thật nhanh chế độ độc tài cũ nhưng lại không tìm cách xây dựng một hệ thống cân bằng để ngăn chặn lịch sử lập lại. Kết quả là, Cách mạng chỉ như một con lắc, đi từ trạng thái cực đoan này sang trạng thái cực đoan khác, tạo ra những thể chế mới còn khủng khiếp hơn những thế chế cũ.
Nhưng, tôi vẫn nuối tiếc những lý tưởng tự do đẹp đẽ trong những thời khắc ban đầu huy hoàng của Cách mạng. Có một câu rất hay “Tự do là ngọn lửa đầu tiên thổi bùng những đám cháy cách mạng. Cũng là cơn hồng thủy cuối cùng dìm tắt những đám cháy ấy.”
Vì tự do, con người làm cách mạng, nhưng chính sự mất tự do trong thể chế mới lại làm cho cảm hứng cách mạng ấy nhanh chóng vùi tắt.
Osho viết lý thuyết chu kỳ 7 năm của ông trong một cuốn sách có tên: “Trưởng thành – Trách nhiệm là chính mình”.
Còn tôi vẫn phân vân không biết khi con người tự đánh mất đi lý tưởng Cách mạng để trở thành những kẻ ôn hòa hay thậm chí phản cách mạng thì đó là trưởng thành hay tha hóa?
Khánh Duy
Không bao giờ có một cuộc cách mạng thành công thật sự nếu những công dân trong xã hội không có ý thức tự do và tự xây dựng những thiết chế hợp lý để bảo vệ tự do. Mặt trời của thi ca Nga đã gọi những đồng bào mình là một “bầy súc vật” không hiểu gì về tự do, thế mà ông vẫn được dựng tượng đài ở khắp nơi. Nhưng tinh thần tự do Pushkin chỉ tồn tại trong địa hạt tư tưởng, nước Nga hiện thực gần 200 năm sau khi ông mất vẫn chưa hoàn toàn “bừng tỉnh cơn mê”.
6.
Năm 21 tuổi, tôi đặc biệt say mê Cách mạng Pháp, tôi thuộc lòng những đoạn nói về cuộc Cách mạng ấy trong cuốn Những người khốn khổ của Huygo. “Muốn hiểu cách mạng là gì, hãy gọi nó là tiến bộ, muốn hiểu tiến bộ là gì, hãy gọi nó là tương lai, vậy thực chất cách mạng là gì, là quần chúng đi mua tương lai, mua bằng gì, mua bằng máu.”
Năm 28 tuổi, tôi thích một câu khác, không nhớ rõ đọc ở đâu: “Cách mạng được hoài thai bởi những thiên tài, thực hiện bởi những kẻ cuồng tín còn thành quả của nó thì bị những kẻ cơ hội lợi dụng.”
Ở Saint Petersburg, tôi lại thấy một lần nữa và rõ ràng hơn sự vô nghĩa của những cuộc Cách mạng lật đổ đã diễn ra trên đất Nga. Những cuộc Cách mạng chỉ tìm cách đạp đổ thật nhanh chế độ độc tài cũ nhưng lại không tìm cách xây dựng một hệ thống cân bằng để ngăn chặn lịch sử lập lại. Kết quả là, Cách mạng chỉ như một con lắc, đi từ trạng thái cực đoan này sang trạng thái cực đoan khác, tạo ra những thể chế mới còn khủng khiếp hơn những thế chế cũ.
Nhưng, tôi vẫn nuối tiếc những lý tưởng tự do đẹp đẽ trong những thời khắc ban đầu huy hoàng của Cách mạng. Có một câu rất hay “Tự do là ngọn lửa đầu tiên thổi bùng những đám cháy cách mạng. Cũng là cơn hồng thủy cuối cùng dìm tắt những đám cháy ấy.”
Vì tự do, con người làm cách mạng, nhưng chính sự mất tự do trong thể chế mới lại làm cho cảm hứng cách mạng ấy nhanh chóng vùi tắt.
Osho viết lý thuyết chu kỳ 7 năm của ông trong một cuốn sách có tên: “Trưởng thành – Trách nhiệm là chính mình”.
Còn tôi vẫn phân vân không biết khi con người tự đánh mất đi lý tưởng Cách mạng để trở thành những kẻ ôn hòa hay thậm chí phản cách mạng thì đó là trưởng thành hay tha hóa?
Khánh Duy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét