Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Thơ hay

Bài hát trong phim Tam Quốc, đọc lên nghe như một bài thơ. Hay quá, đọc xong vừa buồn buồn vừa thấy đầy cảm khái.

Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông

Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng

Thị phi thành bại theo dòng nước

Sừng sững cơ đồ bỗng tay không

Núi xanh nguyên vẻ cũ

Bao độ ánh chiều hồng

Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi

Vốn đã quen gió mát trăng trong

Một vò rượu nếp vui gặp gỡ

Chuyện đời tan trong chén rượu nồng

Đã mờ rồi ánh kiếm, ánh đao

Lùi xa rồi tiếng loa, tiếng trống

Vẫn rõ ràng sống động

Bao gương mặt anh hùng

Con đường xưa ngập trong cát bụi

Thành quách xưa hóa cảnh hoang tàn

Năm tháng oai hùng thành lịch sử

Bao chiến công, tên tuổi còn vang

Mộng bá vương ai người quyết định

Lẽ thịnh suy há chẳng có nguyên nhân

Sự đời vần vũ như mây gió

Đổi thời gian, đổi cả không gian

Tụ tán nhờ có duyên

Ly hợp vốn do tình

Trả món nợ non sông trước mắt

Mặc đời sau thiên hạ luận bình

Nước Trường Giang hóa thành sông lệ

Gió Trường Giang vang mãi bài ca

Giữa bầu trời lịch sử

Muôn triệu ánh sao sa.

Trong dân gian vạn thưở

Ấy muôn triệu đóa hoa

Đã mờ rồi ánh kiếm ánh đao

Lùi xa rồi tiếng loa tiếng trống

Vẫn rõ ràng sống động bao gương mặt anh hùng

Con đường xưa ngập trong cát bụi

Thành quách xưa hóa cảnh hoang tàn

Năm tháng oai hùng thành lịch sử

Bao chiến công tên tuổi còn vang

Mộng bá vương ai người quyết định

Lẽ thịnh suy há chẳng có nguyên nhân

Sự đời gần gũi như mây gió

Đổi thời gian đổi cả ko gian

Tụ tán nhờ có duyên ly hợp vốn do tình

Trả món nợ non sông trước mắt

Mặc đời sau thiên hạ luân bình

Nước Trường Giang hóa thành sông bể

Gió Trường Giang vang mãi bài ca

Giữa bầu trời lịch sử muôn triệu ánh sao xa

Trong dân gian vạn thủa ấy muôn triệu đóa hoa

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2009

Elusive Quest For Growth




Chờ cuốn này mãi mới ra, rút ra được nhiều ý mới sau khi đọc cuốn này

http://www.tuanvietnam.net/vn/nghexemdoc/sachhaynendoc/6925/index.aspx

Có hay không “thần dược” cho tăng trưởng kinh tế?

Trong cuốn “Truy tìm căn nguyên tăng trưởng”, tác giả William Easterly đã tự trao cho mình sự mệnh rà soát lại hành trình đi tìm thần dược tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế học. Nhiều kết luận hữu ích đã được khai mở từ hành trình đó.

4 năm trước, Việt Nam xôn xao chuyện cơ hội của Thánh Gióng, làm thế nào tập hợp sức mạnh dân tộc để đẩy tốc nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm biến Việt Nam thành cường quốc. Giờ đây, không thấy ai nói tới những chuyện “thần kỳ” như vậy nữa.

Sự thực là sự thần kỳ cũng đã diễn ra ở nhiều quốc gia Đông Á. Những vùng đất xưa là cánh đồng lúa, khu ổ chuột chỉ sau 15, 20 năm phát triển bỗng trở thành những khu cao ốc chọc trời như khu Phố Đông ở Thượng Hải. Tuy nhiên, điều tương tự đã không diễn ra ở đa số các quốc gia đang phát triển ở nhiều châu lục khác.

Việt Nam cũng được liệt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá cao sau hơn 20 năm đổi mới. Nhưng chất lượng, chiều sâu và độ bền vững của tăng trưởng lại bị nghi ngờ. Sự phát triển dựa vào tăng vốn đầu tư và lao động giản đơn hơn là tăng năng suất nhờ cải tiến công nghệ.

Để tăng trưởng với số lượng và chất lượng tốt hơn, vẫn nghe nhiều quan chức, học giả lên tiếng đại loại như: chúng ta cần sử dụng hiệu quả hơn nữa viện trợ phát triển chính thức ODA, chúng ta phải thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài FDI, chúng ta nhất định phải phát triển nền giáo dục, chúng ta nhất thiết phải coi đầu tư vào khoa học công nghệ là ưu tiên hàng đầu…

Rất nhiều “cần”, “phải”, “nhất thiết”, “nhất định”. Rất nhiều “mệnh lệnh” đã được đưa ra nhưng vốn ODA vẫn bị xà xẻo, FDI vẫn chậm giải ngân, giáo dục và công nghệ vẫn chậm được cải thiện. Mệnh lệnh, hô hào, khẩu hiệu càng nhiều thì hiệu quả càng ít, xưa nay vẫn vậy…

Câu chuyện trên không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà ở rất nhiều quốc gia khác. Các kế hoạch, chính sách, khuyến nghị phát triển… hoặc không được thực thi, hoặc được thực thi thì cũng không mang lại hiệu quả mong muốn trong thực tiễn.

Tại sao lại như vậy? Nhà kinh tế học William Easterly trả lời trong cuốn “Truy tìm căn nguyên tăng trưởng”.

Con người hành động vì động cơ

William là từng là chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) về viện trợ và phát triển cho các nước thế giới thứ 3. Hơn 15 năm làm việc ở WB, ông có điều kiện khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố vẫn được coi là “thần dược” cho tăng trưởng kinh tế như: viện trợ, đầu tư, giáo dục, giảm dân số, xóa nợ…

Kết quả khảo sát của William Easterly khá bất ngờ: các thần dược trên không hoàn toàn có mối tương quan tỉ lệ thuận với tăng trưởng. Ở rất nhiều quốc gia, các yếu tố trên thì có nhưng tăng trưởng thì không.

William lý giải thực tế trên bằng một nguyên tắc cơ bản trong kinh tế học: Con người ai cũng hành động vì động cơ.

Để cho dễ hiểu, hãy thử hình dung trong một doanh nghiệp nhà nước có một ông giám đốc lo cho việc công thì ít mà tìm cách tư túi thì nhiều. Sử dụng vốn nhà nước và lại ít bị kiểm soát, ông này không có động cơ phải kinh doanh hiệu quả nên sẽ mặc sức lãng phí, tham nhũng. Nhân viên công ty cũng dễ có xu hướng hành động theo kiểu “biến tài nguyên công ty thành tài sản cá nhân”.

Trong tình huống này, nhà nước tiếp tục rót thêm tiền để công ty đầu tư vào máy móc, thiết bị cũng không mang lại hiệu quả vì đơn giản, toàn bộ công ty không có động cơ để kinh doanh hiệu quả. Có tìm cách giáo dục đào tạo nhân viên cũng chẳng ích gì bởi nhân viên không có động cơ phải học để nâng cao trình độ chuyên môn. Nếu mang phong bì đến nhà sếp dễ được đề bạt hơn có năng lực thật thì không ai cảm thấy được khuyến khích phải phát triển năng lực cả.

Công ty vay ngân hàng quá nhiều tới mức không có khả năng chi trả, nhà nước tìm cách xóa nợ hay cho vay lãi suất thấp để công ty có điều kiện vực lại. Nhưng các giải pháp trên cũng chỉ mang tính tình thế, công ty thiếu động cơ để phát triển lại càng được thể, tiếp tục vay vốn ưu đãi để thực hiện những dự án hiệu quả thấp, thất thoát cao.

Tóm lại, mọi nỗ lực đầu tư, viện trợ, xóa nợ, giáo dục mà nhà nước ưu đãi cho công ty trên đều vô nghĩa. Các thần dược trên không thể thúc đẩy tăng trưởng khi mà bản thân công ty và những người lãnh đạo vô trách nhiệm của nó không có động lực tự nhân phải tăng trưởng.

Điều tương tự cũng diễn ra ở cấp độ quốc gia với một chính phủ vô trách nhiệm, mọi thần dược giúp các nước này phát triển cũng “như muối bỏ bể”. William Easterly lý giải: “Tăng thêm máy móc sẽ trở thành vô ích khi thiếu động lực phát triển. Có thể máy móc sẽ tạo ra những sản phẩm không ai mong muốn hoặc máy móc thì có nhưng những yếu tố sản xuất đầu vào thì lại không” hoặc “nếu không có động cơ đề đầu tư cho tương lai thì việc mở rộng giáo dục chẳng còn mấy giá trị. Cho dù bạn bị buộc phải đến trường thì điều đó cũng không làm thay đổi động cơ để bạn đầu tư vào tương lai. Ở một đất nước mà hoạt động duy nhất đem lại lợi nhuận là vận động hành lang để tìm kiếm ân huệ thì tạo ra những lao động có tay nghề cao không phải là chìa khóa của thành công.”

Một chính phủ không bị kiểm soát và cân bằng bởi các lực lượng khác trong xã hội sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng vô trách nhiệm. Chính phủ đó có thể bóp chết tăng trưởng bằng cách dễ dàng nhất là triệt tiêu, kìm hãm động cơ. William chỉ ra trong cuốn sách nhiều dạng thức qua đó chính phủ trực tiếp hay gián tiếp kìm hãm động cơ của xã hội từ tham nhũng, lạm phát, thâm hụt ngân sách tới duy trì tỉ giá chợ đen cao… Khi đó, các nỗ lực phát triển đều dậm chân tại chỗ.

Có hay không có “thần dược”?

Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986. Đó có thể coi là cuộc giải phóng động cơ lớn lao. Chấp nhận quyền tự do sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh đã khiến cho mỗi cá nhân tìm thấy động cơ làm giàu, động cơ phát triển. Mức tăng trưởng khá cao trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua là kết quả của cuộc giải phóng động cơ đó.

Dù vậy, giải phóng động cơ là cần thiết nhưng chưa đủ. Còn cần làm nhiều hơn thế để biến những khu ổ chuột thành cao ốc. Ngay cả khi không bị kìm hãm bởi chính phủ thì cũng không có gì đảm bảo rằng những người dân ở các quốc gia nghèo có được động lực và khuyến khích cần thiết để vươn lên mạnh mẽ hơn. Họ vẫn có xu hướng quẩn quanh trong vòng tròn tiêu cực của thiếu kỳ vọng, niềm tin và nỗ lực.

Việt Nam cũng đang ở ngưỡng loay hoay tìm một con đường phát triển khác với kiểu tăng trưởng theo chiều rộng như hiện nay. Nhiều học giả đã đề cập tới sự cần thiết của một cuộc đổi mới 2, thay đổi căn bản để quá trình phát triển có được bước ngoặt, chất lượng và bền vững hơn. Nhưng thực hiện điều đó trên tư tưởng nào? William Easterly đã rút ra được một số kết luận có giá trị.

Cuốn sách không đưa ra một công thức hay “thần dược” nào cụ thể, nhưng những người làm chính sách ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều gợi mở và khuyến nghị quan trọng cho quá trình đổi mới tiếp theo.

Khánh Duy

Con số kỳ lạ của Tàu




Sáng nay, tôi đọc báo thấy cái ảnh trên. Tượng đá ghi lại thời gian thảm họa của trận động đất Tứ Xuyên năm ngoái khiến hơn 80.000 người Trung Quốc thiệt mạng. Mọi người để ý con số 5121428

Tôi vừa đi vi hành Tàu về, mới nghe kể chuyện về con số thời gian kỳ lạ trên.

Sau khi động đất năm ngoái, một nhà nghiên cứu phong thủy nổi tiếng ở Trung Quốc đã nói rằng con số 51 21 4 28 đó sẽ trở thành con số may mắn của Trung Quốc.

Sau đó, Olympic Bắc Kinh diễn ra, hãy nhìn vào bảng Tổng sắp huy chương của Trung Quốc

XH

Quốc gia

V

B

Đ

TC

1

Trung Quốc

51

21

28

100

2

Mỹ

36

38

36

110

3

Nga

23

21

28

72

4

Anh

19

13

15

47

5

Đức

16

10

15

41

71
Việt Nam
0
1
0
1

Trung Quốc đã đạt 51 Huy chương Vàng, 21 Huy Chương Bạc, 28 Huy Chương Đồng.

Hương hồn 80 000 người dân thiệt mạng đã linh thiêng ủng hộ Trung Quốc đứng nhất Olympic chăng?