Sáng 10 tháng 11 vừa rồi, Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế truy đuổi 16 tàu cá ra khỏi vùng lãnh thổ Việt
Việc tàu Trung Quốc vào vùng biển Việt
Nhưng, điều đúng đắn hơn thể hiện trong lời phát biểu của ông Hoàng Xuân Chiến, Chỉ huy trưởng ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng: “Chúng tôi cho là ngư dân Trung Quốc vi phạm hải phận Việt
Câu nói ấy của ông làm tôi nhớ lời cụ Khổng Tử của Trung Quốc, một lời dạy mà ai đã học Nho giáo của cụ đều biết: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, nghĩa là “cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Cụ Khổng còn dạy tiếp: cái gì mình muốn thì hãy làm cho người khác, “mình muốn tự lập thì cũng thành lập cho người, mình muốn thành công thì cũng giúp người thành công.”
Lực lượng biên phòng Việt Nam đã làm thật đúng với lời dạy hiền nhân, Việt Nam không muốn những chuyện đâm tàu, bắt giam, đánh đập ngư dân xảy ra với tàu cá nước mình nên đã không làm thế với tàu Trung Quốc.
Cụ Khổng “hồi sinh”
Khổng Tử là một triết gia, nhà tư tưởng có ảnh hưởng rộng khắp không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước Châu Á khác. Dưới thời Mao Trạch Đông, cụ bị “hắt hủi”, bị coi là tàn tích của chế độ phong kiến cần xóa bỏ. Nhưng, trong vài năm trở lại đây, cụ Khổng được tôn vinh chưa từng thấy ở Trung Quốc.
Bộ Giáo dục Trung Quốc bật đèn xanh cho các đề xuất đưa văn hóa Khổng giáo truyền thống vào giảng dạy ở các trường phổ thông. Các trường Đại học mở các khóa học về Triết học Khổng giáo, thành lập những viện nghiên cứu Khổng tử.
Không chỉ trong nước, tốc độ thành lập các Học viện Khổng Tử ở nước ngoài mới thật kinh ngạc. 3 năm trước, một bài báo trên tờ Newsweek cho biết: “Trung Quốc thông qua một chương trình 10 tỉ đôla để tạo ra 100 Học viện Khổng Tử trên toàn thế giới vào năm 2010.” Thế mà, đầu tháng 11 vừa rồi, một bài trên VietNamNet viết: “cho đến cuối năm 2008, đã có 249 Học viện Khổng Tử được xây dựng trên 78 quốc gia.”
Nếu đúng như vậy thì Trung Quốc thật sự đã tăng tốc quá trình truyền bá giá trị Trung Hoa và Khổng giáo với một quyết tâm đáng kinh ngạc.Học viện mang tên nhà hiền triết để dạy tiếng Hoa và truyền bá văn hóa Trung Quốc, trong đó di sản cụ Khổng góp phần quan trọng.
15 năm trước, ít ai ở Trung Quốc dám nhắc công khai tới các nguyên lý đạo Khổng, ngày nay, người ta nhắc tới lý tưởng của cụ ở khắp nơi. Đặc biệt, quan chức càng thích “tầm chương trích cú” lời cụ. Cụm từ “xã hội hòa hợp” mà chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên ngôn như một học thuyết sau khi nắm quyền năm 2003 là một ý tưởng nguồn gốc từ Khổng Tử. Cụ Khổng cả đời ước ao xây dựng một “thế giới đại đồng”, nơi người người sống với nhau thuận hòa như trong một đại gia đình.
Sinh thời, cụ Khổng đi khắp các nước truyền bá tư tưởng Đức trị, Nhân trị của mình cho các bậc quân vương. Thế nhưng, lời cụ chẳng được đoái hoài, cuối cùng, cụ đành về quê mở trường dậy học. Trước khi mất, cụ rớt nước mắt nói lời cuối với học trò Tử Cống:
- Thiên hạ loạn từ lâu mà không một ông vua nào chịu theo lời khuyên của thầy, thầy sắp đi đây.
Cụ Khổng ở dưới suối vàng chắc cũng không thể tưởng tượng ra được, 2500 năm sau, lại có chính thể “đãi ngộ” cụ hoàn hảo tới mức ấy khi coi những lý tưởng của cụ như một trong những nền móng xây dựng xã hội.
Chính quyền Trung Quốc làm “hồi sinh” cụ Khổng cũng có những lý do của nó.
Về mặt đối nội, nhiều tầng lớp nhân dân đã quá bức xúc trước tình trạng tham nhũng, tịch thu đất đai và tha hóa đạo đức của nhiều quan chức. Đạo Khổng chủ trương người cầm quyền phải Đức trị, phải Chính danh, phải Tu thân, phải Yêu dân. Ngược lại, người dân phải Tôn Quân, thiên tử là “con trời”. Vậy nên, đương nhiên, những quan điểm ấy được “hồi sinh” để giúp các nhà chính trị dễ điều hành cường quốc 1,3 tỉ dân.
Về mặt đối ngoại, tư tưởng ngoại giao hòa hợp, hòa bình của cụ Khổng rất hợp với những tuyên ngôn về đối ngoại của Trung Quốc. Trung Quốc đang trỗi dậy nhưng là “trỗi dậy hòa bình”. Điều ấy rất hợp với lời cụ Khổng dạy Nhiễm Cầu về đối ngoại: “Nếu người ta không phục mình thì sửa văn đức để người ta đến với mình, họ đến với mình rồi thì làm sao cho họ yên ổn.”
Danh phải chính
Đạo của cụ Khổng có những cái giờ đã bị coi là bảo thủ, là hủ lậu nhưng vẫn còn đó rất nhiều điểm hợp lý, trải qua cả ngàn năm vẫn là “niềm cảm hứng cho đời sau”, “làm cho đức trí con người được nâng cao” theo lời học giả Nguyễn Hiến Lê.
Giờ đây, Trung Quốc tôn vinh lại di sản tư tưởng của cụ cũng tốt. Nếu vua quan ai cũng Nhân, cũng Trí, cũng Quân Tử như cụ dạy thì xã hội Trung Quốc có lẽ sẽ là một hình mẫu để thế giới học tập. Nếu chính sách đối ngoại cũng trên tinh thần “đại đồng”, “sửa văn đức để người ta đến với mình” như cụ dạy, các quốc gia láng giềng khu vực cũng sẽ an vui bắt tay chặt hơn nữa với Trung Quốc.
Nhưng, người nào đã học cụ Khổng cũng phải nhớ đến luận điểm cơ bản, xuyên suốt trong học thuyết của cụ. Đó là Chính Danh, Danh không chính thì ngôn không thuận, ngôn không thuận thì việc không thành. Cụ cũng dạy: muốn Danh chính thì thân phải chính, muốn thân chính thì ngôn phải chính: nghĩa là lời nói và việc làm phải hợp nhau, không nói nhiều làm ít, nói thế này làm thế khác.
Trung Quốc đã tuyên ngôn lại tư tưởng “xã hội hòa hợp, thế giới đại đồng” của cụ Khổng từ 2500 năm trước. Nếu Trung Quốc làm ngược lại với điều ấy, e rằng lời cụ năm xưa lại ứng nghiệm, mọi việc sẽ không thành nếu ngôn không thuận. Hàng trăm học viện Khổng Tử có thể sẽ không tạo ra hiệu quả truyền bá và ảnh hưởng như mong muốn nếu như Trung Quốc có những hành động ngược với lời Khổng tử.
Tôn vinh đạo Khổng sẽ thực sự hiệu quả từ những điều nhỏ nhất: Trung Quốc không để xảy ra tình trạng đâm tàu, bắt giam và đánh đập ngư dân Việt
Khánh Duy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét